TOÀN ĐẢNG, TOÀN QUÂN, TOÀN DÂN HUYỆN PHÙ CỪ RA SỨC THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024 - TẤT CẢ VÌ MỤC TIÊU DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH - THƯỜNG XUYÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH !
Hoạt động các đoàn thể
Đăng ngày: 01/08/2018 - Lượt xem: 1014
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 89 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (28/7/1929 - 28/7/2018)

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp năm (1897 - 1914) và trưởng thành nhanh chóng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai năm (1919 - 1929).

Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời và lấy phong trào công nhân làm nòng cốt cho phong trào cách mạng, lấy việc vận động công nhân làm trung tâm công tác của Đảng, Đảng cử hàng loạt cán bộ vào nhà máy, hầm mỏ, nắm các công hội do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã lập từ trước để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, phổ biến tôn chỉ, mục đích Điều lệ của Công hội đỏ, chọn lọc những quần chúng tích cực kết nạp vào Công hội đỏ. Ban chấp hành TW lâm thời Đông Dương Cộng sản đảng quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ lần thứ I ngày 28/7/1929 tại số nhà 15 Hàng nón - Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội Đỏ gồm 06 đồng chí do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên BCH TW lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đứng đầu. Đại hội cũng đã thông qua Chương trình, Điều lệ của Công hội Đỏ và quyết định xuất bản báo Lao động (số đầu tiên ra ngày 14/8/1929 do chính đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Trần Học Hải phụ trách). Tháng 11 năm 1983, Tại Đại hội V Công đoàn Việt Nam đã Quyết định lấy ngày 28/7/1929 là ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Có thể khẳng định từ ngày thành lập đến nay mặc dù Công đoàn Việt Nam đã qua 7 lần đổi tên cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị và yêu cầu tập hợp, đoàn kết công nhân lao động trong từng giai đoạn lịch sử. Nhưng bản chất cách mạng và mục tiêu cơ bản, lâu dài của Công đoàn Việt Nam là không thay đổi.

Trải qua 89 năm, Công đoàn Việt Nam đã có những cống hiến vẻ vang vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Tổ chức Công đoàn luôn phát huy vai trò, chức năng của mình, không ngừng đổi mới tổ chức và phương pháp vận động. Tuyên truyền vận động CNVCLĐ, đoàn viên Công đoàn tham gia quản lý cơ quan, doanh nghiệp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ. Phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, của giai cấp công nhân, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, khắc phục và vượt qua mọi khó khăn, đi đầu thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 89 năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng lớn mạnh, xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của CNVCLĐ, trung tâm tập hợp đoàn kết, giáo dục cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ; là chỗ dựa vững chắc của Đảng và là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng CNVCLĐ, là người cộng tác đắc lực của Nhà nước.

89 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào Công đoàn Việt Nam luôn trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích của người lao động và lợi ích dân tộc, không xa rời mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Luôn phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường vận động, tập hợp CNVCLĐ đi đầu trong mọi phong trào thi đua, viết lên những trang sử hào hùng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn trong cả nước, Công đoàn huyện Phù Cừ với lịch sử hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn trong toàn huyện không ngừng phát triển, trưởng thành và lớn mạnh. Luôn kế thừa và phát huy truyền thống văn hiến, cách mạng của quê hương. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh Hưng Yên và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Để từ đó, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và đưa ra các giải pháp hữu hiệu, phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay Công đoàn huyện Phù Cừ có 4.695 đoàn viên đang sinh hoạt tại 81 CĐCS trên địa bàn huyện.

Kết quả: - Năm 2017 các cấp công đoàn trong toàn huyện đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2017 - 2022 thành công tốt đẹp.

- Trong 6 tháng đầu năm 2018, các cấp Công đoàn trong huyện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn được duy trì và phát triển; tập thể cơ quan LĐLĐ huyện được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen; nhiều tập thể và cá nhân được các cấp, các ngành tặng Bằng khen, giấy khen; chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến các cấp: tiêu biểu là Công đoàn trường TH Minh Tiến năm học 2016 - 2017 được LĐLĐ tỉnh Hưng Yên tặng Cờ Thi đua xuất sắc; năm học 2017 - 2018 được Tổng LĐLĐ  Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc; nhiều đồng chí được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”.

Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của tổ chức công đoàn huyện nhà trong nhiều năm qua, trong thời gian tới giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn huyện Phù Cừ sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cũng như mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ mà Đại hội X Công đoàn huyền Phù Cừ nhiệm kỳ 2017 - 2022 đã đề ra.

BCH LĐLĐ HUYỆN PhÙ cỪ

Tin liên quan